Warning: Use of undefined constant REQUEST_URI - assumed 'REQUEST_URI' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/icst/domains/icst.org.vn/public_html/view/news/detail.php on line 2
 
Thông tin > Có khả năng sử dụng mô hình toán dựng lại diễn biến ô nhiễm

Có khả năng sử dụng mô hình toán dựng lại diễn biến ô nhiễm

PGS.TSKH Bùi Tá Long, trưởng phòng Mô hình hóa môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM khẳng định: trước dư luận nghi ngờ khả năng lớn Formosa là nguyên nhân gây ra cá chết, và từ kinh nghiệm vụ Vedan, chúng ta hoàn toàn có khả năng tìm ra thủ phạm, bằng mô hình toán dựng lại diễn biến ô nhiễm.
.
PGS.TS Bùi Tá Long
Ảnh: PGS.TS Bùi Tá Long - trưởng phòng Mô hình hóa môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM
.
Ban Biên tập xin trích lại một số điểm đáng lưu ý trong bài phỏng vấn PGS.TSKH Bùi Bá Long trên báo Người đô thị:
.
Cho tới thời điểm hiện nay, mọi công việc của các cơ quan chức năng chỉ dừng lại ở đo đạc các thông số ô nhiễm tại một số vị trí và theo thời gian. Điều này không giúp được nhiều, bởi nếu chỉ đo (rời rạc theo không gian và thời gian) thì không thể vẽ bản đồ phạm vi và mức độ ảnh hưởng do sự lan truyền ô nhiễm.
.
Từ kinh nghiệm tham gia giải quyết vụ việc Vedan, tôi thấy cần phải sử dụng mô hình toán.
Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, “các mô hình (toán) môi trường được sử dụng để tái tạo lại các quá trình môi trường xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó́“. Điều này có nghĩa là mô hình có thể dựng lại một việc đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, một trong những tiên đề mà những người dùng mô hình phải thừa nhận đó là: “tồn tại một lượng thông tin vừa đủ mà người dùng phải cung cấp cho mô hình”. Hiện nay, số liệu đang thiếu chính là lưu lượng nước thải ra, và nồng độ của các chất có trong đó.
.
Theo tôi, có 5 bài học thành công từ vụ việc Vedan trước đây.
.
Thứ nhất, cần có văn bản pháp lý giao cho một cơ quan khoa học đủ uy tín để thực hiện.
.
Thứ hai, cần phải mời FHS Hà Tĩnh tham gia, nhóm chuyên gia Việt Nam cần làm việc với họ. Hai bên cần phải gặp nhau và thống nhất các nguyên tắc cơ bản để làm việc. FHS Hà Tĩnh có đủ tiềm lực để thuê các nhà khoa học giỏi cùng làm việc với chúng ta. Đó cũng là điều tốt cho các nhà khoa học Việt Nam.
.
Thứ ba, các nhóm chuyên gia kỹ thuật phải làm việc liên tục để cùng tìm hướng giải quyết. Các kết quả tính toán, đo đạc cần phải kiểm định bởi nhóm chuyên gia của cả 2 bên để tạo ra sự tin cậy lẫn nhau.
.
Thứ tư, về khoa học, cần phải sử dụng các mô hình toán để giải quyết. Bởi không có mô hình toán, chúng ta không thể dựng lại quá trình lan truyền chất theo dòng chạy, cũng như không làm rõ sự khác biệt giữa các kịch bản khác nhau. Kịch bản ở đây có nghĩa là lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Ngoài ra cần biết rõ vị trí xả thải, dữ liệu địa hình và chế độ xả thải.
.
Thứ năm, là cần sớm hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ cho đánh giá, kiểm soát ô nhiễm. Năm 2009, khi tính toán mô hình cho vụ Vedan, nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận số liệu. Các số liệu rất rời rạc, thiếu hệ thống nên việc sử dụng gặp nhiều khó khăn.
.
Hiện chưa có kết luận nào nói Formosa gây ô nhiễm, nhưng phần tỉ lệ đóng góp ô nhiễm của Formosa, và của các nhà máy khác trong KCN Vũng Áng, chúng ta đều có thể làm được nhờ chạy mô hình, theo các kịch bản khác nhau.
.
Vì vậy, theo tôi (như đã nói ở phần bài học), chúng ta cần lập tổ công tác kỹ thuật của Việt Nam và mời FHS Hà Tĩnh tham gia. Tôi nghĩ lãnh đạo FHS Hà Tĩnh có đủ bản lĩnh chính trị để hợp tác, bởi lẽ chính họ cũng muốn minh bạch; ngoài ra họ cũng thấy được nếu không tìm ra nguyên nhân thì sự phát triển của họ ở Việt Nam sẽ không được người dân ủng hộ.
.
Tóm lại, sau những tranh cãi trên các phương tiện đại chúng, cần phải ngồi vào bàn đàm phán để cùng thảo luận. Kết quả thảo luận giữa các cấp kỹ thuật sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra giải pháp thỏa đáng. Đây cũng chính là bài học giải quyết vụ Vedan năm 2008 – 2010.
.
Tối muộn 2-5, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc trước đó một ngày với các địa phương bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan.

Đồng thời triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở TN-MT Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy. 

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, các bộ, ngành liên quan, kể cả huy động các nhà khoa học nước ngoài để nhanh chóng kết luận một cách khách quan, khoa học, độc lập nguyên nhân về sự cố môi trường nêu trên.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Khoa học và công nghệ về nguyên nhân, Bộ TN-MT là cơ quan phát ngôn về vấn đề này báo cáo Thủ tướng để xem xét xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

(theo Tuổi trẻ)

0 BÌNH LUẬN



© Copyright 2015 icst.org.vn, All rights reserved - ® icst.org.vn giữ bản quyền nội dung trên website này.