Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán kính mời quý vị có quan tâm đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính tham dự buổi seminar chuyên đề, với chủ đề: “Collaborative Artificial Intelligence: Optimization Problems with Human-Factor based Constraints” (Trí tuệ nhân tạo cộng tác: Các vấn đề về tối ưu hoá và giới hạn từ yếu tố con người).
.
Thời gian: 09:00 – 11:00 sáng, ngày 27 tháng 05 năm 2016 (Thứ Sáu)
.
Diễn giả: TS Trần Thanh Long (Đại học Southampton, Vương quốc Anh).
.
Do số lượng chỗ ngồi có hạn, vui lòng đăng ký tham dự tại đây trước ngày 25/05/2016.
.
Mọi chi tiết về buổi seminar vui lòng liên hệ:
Phòng Hành chính Tổng hợp, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán.
ĐT: (08) 3715 4718 hoặc email: nhan.th@icst.org.vn (a. Nhân). |
.
Thông tin chi tiết của buổi seminar như sau:
.
1. Chủ đề: “Collaborative Artificial Intelligence: Optimization Problems with Human-Factor based Constraints” (Trí tuệ nhân tạo cộng tác: Các vấn đề về tối ưu hoá và giới hạn từ yếu tố con người).
.
2. Thời gian: 09:00 – 11:00 sáng, ngày 27 tháng 05 năm 2016 (Thứ Sáu)
.
3. Địa điểm: Phòng 404, Tòa nhà SBI, Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12
.
4. Tóm tắt nội dung:
Sự phát triển đột phá và phi thường của trí thông minh nhân tạo
(1), điển hình là chiến thắng tuyệt đối của phần mềm trí tuệ nhân tạo AlphaGo trước kỳ thủ cờ vây số 1 thế giới Lee Se-Dol
(2), đã và đang làm dấy lên những quan ngại về tính chất nguy hiểm cũng như những rủi ro mà công nghệ này có thể gây ra cho cộng đồng. Chẳng hạn như một ngày nào đó, một trí tuệ nhân tạo siêu việt được tạo ra và bản thân nó tự quyết định sẽ tiêu diệt toàn bộ nhân loại.
.
Để giải quyết mối quan ngại nói trên, đã có nhiều giải pháp và cách tiếp cận mới trong việc thiết lập trí tuệ nhân tạo thân thiện và hợp tác với con người. Một trong những hướng phát triển đầy hứa hẹn đó là khái niệm
trí tuệ nhân tạo cộng tác (collaborative AI). Thay vì tập trung vào việc phát triển những trí tuệ siêu việt có tính cạnh tranh cao, cách tiếp cận mới này cố gắng giữ lại yếu tố nhân bản làm đối tượng trung tâm trong việc phát triển các trí tuệ nhân tạo. Cụ thể,
trí tuệ nhân tạo cộng tác có thể hướng đến các công nghệ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.
.
Tuy nhiên,
trí tuệ nhân tạo cộng tác vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, và còn nhiều chướng ngại khó khăn cần giải quyết để hoàn thiện. Trong phần đầu tiên của seminar này, TS. Long sẽ trình bày rõ hơn về 3 vấn đề lớn nhất của khái niệm
trí tuệ nhân tạo cộng tác: (i) khuyến khích sự tham gia của người dùng; (ii) tính bảo mật người dùng và (iii) an ninh mạng. Trong phần thứ hai, chúng ta sẽ thảo luận về những nghiên cứu và giải pháp tiên tiến hiện nay trong việc giải quyết các vấn đề nói trên. Đặc biệt, TS Long sẽ tập trung vào những bài toán tối ưu trong việc mang yếu tố nhân bản vào trí tuệ nhân tạo. Đây cũng là lĩnh vực nghiên cứu chính của anh.
.
.
TS Trần Thanh Long là chuyên gia về khoa học máy tính người Hungary gốc Việt, hiện đang là giảng viên Khoa Khoa học Máy tính tại Đại học Southampton, Anh Quốc. Anh tốt nghiệp đại học tại Hungary (BME-VIK) và nhận bằng tiến sĩ tại Southampton năm 2012 dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nick Jennings và Alex Rogers. Lĩnh vực nghiên cứu chính của TS Long thiên tập trung về trí tuệ nhân tạo bao gồm: sự tự học trực tuyến của máy tính (online machine learning), lý thuyết trò chơi (game theory) và kỹ thuật kích thích (incentive engineering). Công trình của anh đã giành được nhiều giải thưởng danh giá trong lĩnh vực khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo tại Anh và châu Âu trong các năm 2012-2013.