Warning: Use of undefined constant REQUEST_URI - assumed 'REQUEST_URI' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/icst/domains/icst.org.vn/public_html/view/news/detail.php on line 2
 
Nghiên cứu & Phát triển > Động học lý thuyết phản ứng HOSO2 + 3O2 → SO3 + HO2

Động học lý thuyết phản ứng HOSO2 + 3O2 → SO3 + HO2

Một công bố mới gần đây của nhóm nghiên cứu anh Mai Văn Thanh Tâm (Tác giả chính), Dương Văn Minh, Nguyễn Thanh Hiếu và Huỳnh Kim Lâm (Tác giả phụ) được hỗ trợ kinh phí công bố quốc tế căn cứ tại Khoản 1, Điều 14, Quyết định số 03/QĐ-KHCNTT ngày 02 tháng 01 năm 2018 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán. Dưới đây là phần giới thiệu công bố mới của nhóm nghiên cứu.
Công bố “Động học lý thuyết phản ứng HOSO2 + 3O2 → SO3 + HO2
Ngày 31 tháng 01 năm 2018, nhóm tác giả Mai Văn Thanh Tâm, Dương Văn Minh, Nguyễn Thanh Hiếu (NCV) và Huỳnh Kim Lâm (CTV) vừa công bố nghiên cứu mới “Động học lý thuyết phản ứng HOSO2 + 3O2 → SO3 + HO2” trên tạp chí Physical Chemistry Chemical Physics”.
.
Cơ chế động học chi tiết của phản ứng HOSO2 + 3O2, giữ vai trò quan trọng trong quá trình oxy hóa khí quyển SO2, đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng các tính cấu trúc điện tử chính xác và các mô hình thống kê nhiệt động lực/động học. Bề mặt thế năng được khảo sát bằng phương pháp chính xác W1U, cho thấy rằng quá trình cộng O2 vào gốc tự do HOSO2 tạo thành sản phẩm cộng (HOSO4) được tiến hành thông qua một trạng thái chuyển tiếp với rào cản năng lượng nhỏ (khoảng  0.7 kcal/mol tại 0 K). Phát hiện này “đánh bại” các giả thuyết trước đó cho rằng quá trình này xảy ra không qua một trạng thái chuyển tiếp. Hơn nữa, phản ứng tổng cộng được tìm thấy là tỏa nhiệt, khoảng 1.7 kcal/mol ở 0 K, hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu gần đây. Dựa trên bề mặt thế năng vừa xây dựng, hằng số tốc độ phụ thuộc nhiệt độ và áp suất của phản ứng trên được khảo sát trong một phạm vi rộng (T = 200 - 1000 K & P = 10 - 760 torr), sử dụng mô hình ME/RRKM tích hợp cả hai phương pháp tất địnhngẫu nhiên, có sự hiệu chỉnh đối với các hiệu ứng xoay bị chắn (HIR) và hiệu ứng xuyên hầm. Kết quả tính toán rất phù hợp với dữ liệu thực nghiệm. Sự phân tích độ nhạy đối với hằng số tốc độ tính toán được tương ứng với các thông số đầu vào từ tính toán dựa trên nguyên lý thứ nhất (ví dụ như rào cản năng lương và năng lượng chuyển) cũng được thực hiện để hiểu thêm các xu hướng động học của phản ứng trên. Cơ chế động học chi tiết, bao gồm các dữ liệu nhiệt động lực học và động học (theo định dạng đa thức của NASA và Arrhenius điều chỉnh) cũng được cung cấp ở các T & P khác nhau để sử dụng mô hình hóa/mô phỏng bất kỳ hệ phản ứng nào liên quan.
.
Hình 7: Sự so sánh hằng số tốc độ tính toán và thực nghiệm theo nhiệt độ ở các áp suất khác nhau của phản ứng HOSO2 + 3O2 -> SO3 +HO2. Giá trị tham khảo thu được từ các tác giả Margitan14 (‘‘Expt. (Martigan 1984, P = 40–100 Torr)’’); Martin và cộng sự 49 (‘‘Expt. (Martin 1986, P = 1–6.4 Torr)’’); Gleason và cộng sự 47,48 (‘‘Expt. (Gleason 1987, P = 4–8.3 Torr) & (Gleason 1988, P = 47–64 Torr)’’); DeMore và cộng sự 113 (‘‘Review (DeMore 1997)’’) và Atkinson và cộng sự 114 (‘‘Review (Atkinson 2004)’’).
Xem bài báo tại đây.                                                                                                            
                                      Tác giả: Thanh Tâm 
Biên tập: Kim Loan

0 BÌNH LUẬN



© Copyright 2015 icst.org.vn, All rights reserved - ® icst.org.vn giữ bản quyền nội dung trên website này.