Công bố nghiên cứu về “Nhóm boron silic pha tạp: làm thế nào để tạo cấu trúc bền dạng hình dải băng?”
Ngày 19 tháng 5 năm 2017, anh Dương Văn Long, nghiên cứu viên nhóm khoa học Phân tử và Vật liệu Nano ở Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán, cùng cố vấn, Giáo sư Nguyễn Minh Thọ, Đại học Leuven, Bỉ, vừa công bố nghiên cứu mới có tên “Nhóm boron silic pha tạp: làm thế nào để tạo cấu trúc bền dạng hình dãi băng” trên tạp chí Physical Chemistry Chemical Physics với chỉ số IF 4,49.
.
Sự pha tạp các nguyên tử silic vào các cluster bo ở kích thước nhỏ tạo nên cấu trúc bền ở dạng nanoribbon (dạng hình dãi băng ở kích thước nano). Các cấu trúc B
10Si
22- và B
12Si
2- được trình bày với cấu trúc hình học, cấu trúc điện tử của chúng thông qua phép tích MO (vân đạo phân tử). Đặc biệt, các hình ELF (hàm các electron định xứ) của các ribbon bo được nghiên cứu để có những hiểu biết sâu hơn về độ dài liên kết cũng như tính cộng hưởng của các cấu trúc nanoribbon. Phương trình Schrӧdinger cho hạt chuyển động trong giếng thế một chiều được áp dụng thành công các electron bất định xứ π và σ. Hiện tượng tự khóa ở hai đầu cấu trúc (
self-locked) được cho là nguyên nhân gây ra giếng thế cho các electron bất định xứ π và σ. Sự tương tác của các electron này tạo nên các liên kết B-B với chiều dài ngắn dài luân phiên.
.
Phép phân tích chuyên sâu trên cũng giúp nhóm tác giả giải thích được quy luật đếm electron [... π
2(n+1) σ
2n] cho các cấu trúc bo ở dạng nanoribbon.
.
Xem bài báo
tại đây
Tác giả: Văn Long
Biên tập: Kim Loan